Bề mặt trục bị hư hỏng, vị trí lắp vòng bi bị mòn, ....là những vấn đề mà khách hàng hay thường gặp. Có một số giải pháp để xử lý vấn đề này như: bề mặt trục có thể mạ crom, cổ trục có thể hàn, đóng sơ-mi...Giải pháp của chúng tôi là phun kim loại lên vị trí bị mòn và gia công mài lại.
Một số ưu điểm vượt trội của lớp phủ so với phương pháp khác như: độ bám dính cao hơn mạ, có thể phủ với chiều dày lớn lên đến 3-4mm, không gây biến dạng nhiệt cho vị trí phục hồi như phương pháp hàn nên trục sẽ không bị nứt, gãy khi làm việc. Có thể lựa chọn vật liệu phun phù hợp với yêu cầu làm việc.
Phun phủ bề mặt trục in:
Phục hồi cổ trục bằng công nghệ phun kim loại:
Phục hồi gối hộp số, gối trục:
So với các phương pháp làm cứng bề mặt khác, việc phủ một lớp hợp kim cứng lên bề mặt là giải pháp hiệu quả và dễ ứng dụng nhất. Tùy vào điều kiện, môi trường làm việc của chi tiết mà ta có thể chọn dạng hợp kim khác nhau. Lớp phủ tungsten carbide là một dạng siêu bền chịu mòn rất tốt có thể ứng dụng phủ lên nhiều chi tiết.
Phun tungsten lên bề mặt đĩa bơm bị mòn:
Phun lên đĩa bơm mới để chống mòn
Phun phủ cứng vỏ bơm:
Năm 2019, công ty chúng tôi đã đưa hệ thống phun phủ khí tốc độ cao HVOF vào hoạt động. Đây là một trong những công nghệ mới hàng đầu về phục hồi bề mặt của chi tiết. HVOF là một quy trình phun nguội, trong đó sử dụng áp lực khí cao và tốc độ lớn để tạo lớp phun lên bề mặt chi tiết, tạo nên lớp phủ với độ bám dính và độ chống mài mòn cao hơn rất nhiều so với các quy trình phun nguội khác.
Hệ thống HVOF có buồng đốt bên trong nơi mà hỗn hợp giữa nhiên liệu được trộn lẫn với khí Oxy được đốt cháy. Sản phẩm của sự cháy được giãn nở thông qua một vòi phun dạng hội tụ - phân kỳ chúng đạt được vận tốc siêu âm > 700m/s tại đầu ra của vòi phun. Bột hợp kim được đưa vào dòng khí nóng đó, tại đây chúng được nung nóng và được gia tốc về phía bề mặt chi tiết cần phun. Độ bền nhiên liệu của lớp phủ có thể đạt đến 90Mpa, độ cứng 70HRC và chiều dày lớp phủ đạt đến 10mm tùy thuộc vào từng loại vật liệu.
Trong một số môi trường làm việc như: nghiền, va đập với liệu...sẽ làm cho chi tiết bị mài mòn nhanh. Việc nâng cao tuổi thọ làm việc của chi tiết là yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Có nhiều cánh để thực hiện như: tôi cứng bề mặt, dùng thép cứng..nhưng giải pháp tối ưu nhất là phủ lên vị trí làm việc của chi tiết một lớp hợp kim chịu mòn bằng phương pháp hàn. Giải pháp này đơn giản, dễ ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vấn đề là chọn được vật liệu chịu mòn phù hợp cho từng yêu cầu làm việc.
Gang là vật liệu khó hàn, kỹ thuật hàn gang là một quy trình phức tạp. Với đặc tính cứng và giòn, rất nhạy cảm nhiệt nên rất dễ thay đổi về tổ chức trong quá trình hàn và sau khi hàn.
Thực tế cũng có nhiều tài liệu hướng dẫn quy trình hàn gang, tuy nhiên việc ứng dụng thực tế lại không hề đơn giản. Với kinh nghiệm thực tế, chúng tôi hoàn toàn kiểm soát được quy trình này và đã hàn thành công, phục hồi nhiều chi tiết bằng gang như: vỏ máy, vỏ bơm, trục bằng gang...
Hàn vỏ bơm bằng gang bị nứt:
Hàn trục bằng gang bị mòn vị trí lắp bạc đạn:
Hàn các vị trí lắp ghép mặt bích bị mòn:
Hỗn hợp epoxy ceramic với ưu điểm vừa chống mài mòn và ăn mòn là giải pháp tối ưu để sửa chữa phục hồi các chi tiết khó thực hiện các giải pháp khác. Giải pháp này hiện nay được chúng tôi ứng dụng nhiều để phục hồi các vỏ bơm bị mòn, các đường ống...
Sửa chữa bơm:
Sửa chữa ống , lọc:
Sửa chữa cánh bơm:
Chế tạo một chi tiết mới sau đó phủ một lớp hợp kim phù hợp với yêu cầu làm việc của chi tiết là một giải pháp mới mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng.
Phun toàn bộ trục một lớp hợp kim bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển:
Gia công và phun lớp tungsten carbide lên bề mặt bạc lót: